Sunday, January 12, 2014

Cuộc tình của Việt Dzũng và BeBe Hoàng Anh

 Hình; Đám cưới Việt Dzũng- BeBe Hoàng Anh

Tôi nhớ, cuộc tình Việt Dzũng/ BeBe Hoàng Anh bắt đầu vào khoảng cuối năm 1984, khi Lãm giới thiệu BeBe Hoàng Anh với tôi, mục đích để BeBe Hoàng Anh tiếp tay, phát triển tờ báo TP. Vì BeBe Hoàng Anh chưa tốt nghiệp, nên hai người gặp nhau ở căn chung cư của Lãm, đường King, Santa Ana thường hơn ở tòa soạn. Khi “Cậu Út” của chúng tôi thú nhận đã “fall in love” BeBe Hoàng Anh, tôi và Lãm gia công vun vào, với tất cả yêu thương và, hân hoan dành cho đôi bạn trẻ.
Tuy nhiên, giai đoạn đầu của cuộc tình Việt Dzũng/BeBe Hoàng Anh có phần chập chờn, bấp bênh, với nhiều ngày Dzũng không gặp BeBe Hoàng Anh! Và, chúng tôi cũng không biết tìm BeBe Hoàng Anh ở đâu!
Do quá nhậy cảm, Dzũng rơi vào trạng thái tâm lý tựa như tuyệt vọng. Vì thế, nhiều đêm, Dzũng dục tôi dời căn chung cư của Lãm, trở về tòa soạn, đường Ranchero Way, để nghe Dzũng hát tình khúc…
Theo tôi, đó là những giây phút Dzũng sống thực nhất. Dzũng không che đậy, không kềm chế cảm xúc mình. Như thể nó không thể khác. Tình cảm thật? – Là thế đấy!
Cũng ở thời điểm này, không biết có phải do tâm trạng tuyệt vọng hay không, Dzũng đã phổ nhạc bài thơ “Thu khúc một” của tôi và, hát cho tôi nghe nhiều lần:

“trăng khuyết, như đời tôi
cũng thôi, một kiếp người
em về, khuya có vui (?)
tôi và đêm nhớ người…
gió biếc như tình tôi
cung chiều lên tiếng gọi
về kịp không hỡi em
vầng trăng ta khuyết rồi
(…)
em ở đâu đêm qua?
có nghe hồn anh tắt vội
buồn vương giọt nước mắt
cho giá lạnh cội áo quan
(…)
mây khói ru tình tôi
nhớ thương một kiếp người
em về khuya có vui (?)
tôi về đêm nhớ người
trăng khuyết như hồn tôi
ván quan đã đóng rồi
về kịp không hỡi em
vầng trăng ta khuyết rồi!”
Khi Dzũng hát tới những câu “em về khuya có vui” hoặc “về kịp không hỡi em / Vầng trăng ta khuyết rồi”… (vốn là những câu hỏi – không có câu trả lời), thì đó cũng là lúc Dzũng nhắm mắt, mặc cho đôi dòng lệ lăn dài trên gương mặt trẻ thơ của mình. Phần tôi, tôi cũng không đủ sức đem mình khỏi chiếc ghế, dù chỉ để đặt tay lên vai Dzũng, như một cử chỉ dỗ dành, cảm thông… bất lực!!!
Những lúc ấy, tôi bẵng quên chính tôi cũng đang ngợp sâu trong những câu hỏi mình từng viết xuống – Mà cùng với nước mắt xót xa, tôi ước sao, tiếng hát, câu hỏi của Dzũng cất lên trong căn nhà lạnh lẽo, hoắm sâu dưới tầng tầng bóng đêm, có thể bay đến BeBe Hoàng Anh!!!
Bây giờ, khi tôi viết những dòng chữ này (thì) “ván quan” (câu chữ của Dzũng – không có trong nguyên bản thơ) đã thực sự “đóng rồi”… BeBe Hoàng Anh không chỉ “về kịp” mà hơn thế, BeBe Hoàng Anh đã “ở lại” giữa cuộc đời của Dzũng, một cách tốt đẹp, từ nhiều chục năm qua.
Nhiều ngày, từ khi nhận được hung tin về Dzũng, tôi lại tự hỏi, cách gì BeBe Hoàng Anh có thể vượt những “nhớ thương một kiếp người”, khi Dzũng không còn nữa? Vĩnh viễn không còn nữa! Dù chỉ một thoáng xuất hiện, đâu đó, trên mặt địa cầu này?
Du Tử Lê

Friday, January 10, 2014

Việt Dzũng

Ca nhạc sĩ Việt Dzũng (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

*TIỂU SỬ:
Việt Dzũng tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, ông sinh năm 1958 tại Sài Gòn, cha là Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy - cựu dân biểu Hạ nghị viện Việt Nam Cộng Hòa, ông cũng là thiếu tá, y sĩ trưởng Bộ tổng tham mưu và Sư đoàn 5 Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Mẹ là giáo viên trường nữ trung học Gia Long. Ông có một anh, một chị, và một em trai.
Lúc nhỏ, Việt Dzũng từng học tại Trường Trung học Lasan Taberd - nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc. Trong giai đoạn từ 1971 cho đến trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Dzũng tham dự nhiều đại hội nhạc trẻ bên cạnh Trường Kỳ, Tùng Giang, Nam Lộc,...
Năm 1975, ông vượt biên tỵ nạn ở Singapore, sang Hoa Kỳ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ.
Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ ông đã sáng tác và thắng giải Iowa Grand Ole Opry. Năm 1985 ông cho ra băng nhạc tiếng Anh Children of the Ocean hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ.
Đối với tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại, ông đã sáng tác một số bài nổi tiếng như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm", "Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn". Album “Một bông hồng cho người ngã ngựa”. Ông hợp tác với ca sĩ Nguyệt Ánh một thời gian, đi lưu diễn nhiều nơi ở Mỹ, Úc, Nhật Bản, Âu châu, trình diễn những bản nhạc tranh đấu, chống Cộng, mở đường cho phong trào Hưng ca ở hải ngoại. Cũng vì việc đấu tranh chính trị mà cả hai bị nhà cầm quyền tuyên án tử hình khiếm diện ở Việt Nam. Việt Dzũng với bài "Một chút quà cho quê hương" cùng với Nam Lộc (tác giả bài "Sài Gòn vĩnh biệt") được nêu danh là một trong những tên tuổi chính của dòng nhạc Việt Nam hải ngoại.
Ngoài những bản nhạc gói ghém nỗi niềm ly hương và đấu tranh vốn là sở trường của Việt Dzũng, ông còn có những tác phẩm tình ca vui trẻ như "Tình như cây cà rem", "Có những cuộc tình không là trăm năm" hay uẩn ức như "Bên đời hiu quạnh". Tổng cộng ông đã viết hơn 450 bài, một số ra mắt trong hai tập nhạc Kinh Tỵ Nạn và Lưu Vong Khúc. Năm 1990 Việt Dzũng ra Trung tâm Việt Productions.
Ngoài hoạt động âm nhạc, Việt Dzũng còn có chân trong văn học, chủ bút nguyệt san Nhân Chứng ở California. Sau ông chuyển sang làm cho đài phát thanh Little Saigon Radio bắt đầu từ năm 1993, ông cũng là phóng viên và xướng ngôn viên cho đài phát thanh tiếng Việt toàn phần đầu tiên ở miền nam California. Đến năm 1997 ông lập đài phát thanh riêng là Radio Bolsa.
Đối với các chương trình thâu hình, Việt Dzũng cũng xuất hiện thường xuyên trong vai trò người dẫn chương trình trong các đại nhạc hội của Trung tâm Asia.
Ông luôn có mặt và hỗ trợ cho các công cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cho dân tộc Việt Nam. Ông luôn sát cánh cùng các đoàn thể trẻ tại miền Nam California như Thanh Sinh Phó Đức Chính, Thanh Niên Cờ Vàng. đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam, và ông cũng luôn vận động cứu giúp thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn. Năm 2010 ông được thượng nghị sĩ tiểu bang California là Lou Correa trao giải "Community Heroes" vì 20 năm hoạt động đóng góp cho cộng đồng.
Việt Dzũng đột ngột qua đời tại Bệnh viện Fountain Valley ở thành phố Fountain Valley, quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ do căn bệnh tim hồi 10h35' sáng, ngày 20 tháng 12 năm 2013, hưởng dương 55 tuổi. 
Bạn Bè thương nhớ Việt Dzũng
Từ trái qua: Ngọc Hoài Phương, Trương Trọng Trác, Việt Dzũng (Hình" NHP)
Đúng như lời nhà báo Phạm Trần đã nói: “Tạp chí Hồn Việt là một phần đời của Việt Dzũng.” Quả như vậy, Việt Dzũng đã chính thức làm việc với tạp chí Hồn Việt từ 1989, tính đến nay, cũng đã ngót nghét một phần tư thế kỷ. Trong vai trò của một thư ký tòa soạn, Việt Dzũng hầu như bao dàn về bài vở và layout. Tôi còn nhớ rất rõ, hồi đó tòa soạn Hồn Việt nằm trên đường Brookhurst cùng chung với hai tờ báo khác là tuần báo Diễm của chị Trần Thị Diễm Phúc và tuần báo Diễn Đàn Chủ Nhật của các ông Đinh Lưu Nhã và Vũ Quang Ninh. Cả ba tờ báo đều do Việt Dzũng chăm sóc cả về đánh máy bài vở, layout. Ngoài ra, Việt Dzũng còn nhận thực hiện những cuốn sách cho các tác giả khác. Nói như vậy để thấy rằng, ngay từ mấy chục năm trước, Việt Dzũng đã làm việc không ngưng nghỉ, bận rộn suốt ngày.
Trên hai mươi năm cùng làm việc, chúng tôi đã sát cánh bên nhau trong nhiều vấn đề, chia xẻ biết bao ngọt bùi cay đắng, cư xử với nhau như anh em ruột thịt. Với tôi, Việt Dzũng là một người rất thông minh và đa tài, có sức làm việc đáng kính nể. Về nghiệp vụ báo chí, Việt Dzũng tỏ ra rất nhạy bén. Một vấn đề nào được tôi gợi ý, Việt Dzũng nhanh nhạy nắm bắt ngay, không cần thảo luận dài dòng. Cùng một lúc, Việt Dzũng có thể làm hai ba việc, vừa đánh máy, vừa giao tiếp bằng điện thoại, mắt vẫn không rời màn hình, dịch tin một cách thoải mái, tường thuật cho đài y như có mặt ngay tại hiện trường. Khả năng sáng tác âm nhạc của Việt Dzũng gần như bẩm sinh. Chỉ cần có cảm xúc thoáng qua, Việt Dzũng cầm đàn guitar lên, dạo một vài giai điệu, là có thể khởi lên ý nhạc, và, chừng vài ba mươi phút, đã hoàn tất một bản nhạc. Do đam mê công việc, Việt Dzũng không kể giờ giấc, quên cả chuyện ăn uống. Có những lần bất ngờ, Việt Dzũng gọi phone cho tôi: “Anh đang ở đâu đó? Làm ơn mua cho em khúc bánh mì. Từ sáng tới giờ, em chỉ có cà phê thuốc lá. Đói quá!” Nhớ có lần, trong ngày lễ Tạ Ơn, gia đình tôi đang tụ họp ăm uống, chợt nhớ tới Việt Dzũng, nhìn đồng hồ đã trên 10 giờ đêm, tôi bấm phone gọi Dzũng: “Em đang làm gì đấy? Ăn uống gì chưa?” Câu trả lời bên kia rất gọn: “Em đang làm việc, chưa ăn gì cả.” Tôi hỏi tiếp: “Thế mẹ em và Bé Bé đâu?” – “Mẹ em đến nhà bác Đồng, còn Bé Bé qua anh chị Quốc Toản ăn cơm rồi.” – “Chờ đấy! Khoảng 15 phút nữa, anh mang đồ ăn đến cho em.” Nhắc lại chuyện nầy, để thấy, đối với Việt Dzũng, công việc và công việc là nguồn đam mê lớn của con người đầy nhiệt huyết.
Việt Dzũng bị bệnh tim đã lâu. Người thân trong gia đình và bằng hữu đều khuyến cáo Dzũng nên giảm bớt công việc, dành thời gian tập trung chữa bệnh. Nhớ lại vài năm trước đây, có lần Dzũng phải nhập việc để thông tim, mặc dù có nhiều người muốn vào thăm, nhưng Dzũng đều từ chối, chỉ có mẹ, vợ của Dzũng và tôi vào thăm. Lý do, Dzũng không muốn người khác đến đông, vì còn phải làm việc ngay sau khi ra khỏi phòng hồi sức.
Sự ra đi quá đột ngột của Việt Dzũng là một cú “sốc” lớn, không những đối với riêng tôi mà cả với cộng đồng người Việt tị nạn. Riêng tôi, đã mất một người bạn, người em vô cùng thân thiết suốt mấy chục năm qua. Hôm ấy, sau khi tôi ngồi uống cà phê sáng với nhà thơ Du Tử Lê và một số bằng hữu trên đường trở về nhà, thì được hung tin Việt Dzũng đã trút hơi thở cuối cùng ngay trên đường đưa đến đến bệnh viện cấp cứu. Một cảm giác hụt hẫng, sửng sờ gần như tê dại đã ập đến trong tâm thức tôi. Tiếc thương cho một người đầy nhiệt huyết và tài năng nhưng mệnh yểu. Tôi biết, Việt Dzũng đang có nhiều dự tính cho công việc chung và cho tác phẩm âm nhạc của mình. Sự ra đi của Việt Dzũng là một tổn thất lớn đối với cộng đồng người Việt hải ngoại trong công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại quê nhà.
* Ngọc Hoài PhươngWestminster, 23.12.2013


Anh ơi, bên đó bình an không Anh? Anh biết không, mấy hôm nay bên này không khí ngột ngạt, ảm đạm ghê lắm. Ai cũng nhớ anh. Em không dám mở facebook và xem news nữa. Anh biết không, mọi người quá đau đớn vì chuyện Anh đi. Những người thân, bằng hữu, và kể cả những người chưa từng một lần gặp Anh. Vậy mà khi nghe tin anh ra đi, mọi người bàng hoàng, thất lạc.

Nhưng em chỉ báo vậy thôi, Anh đừng bận tâm nghe, Anh đừng như anh vẫn thường như vậy, sẽ thấy thương, tội và dằng vặt nếu như vì mình mà làm đau người khác… (mà số người đau vì tin anh không còn, nhiều quá anh ơi!)
Em nhớ những ngày đầu em chập chửng làm quen với sân khấu. Vì biết rõ con đường đầy gai nhọn, Anh đã bằng mọi cách, chống đỡ, để em bớt đau được chừng nào, hay chừng nấy. Anh đã dỗ dành, khi nó gặp điều bất ưng. Anh đã chỉ dạy tỉ mỉ, khi nó còn ngu ngơ quá, mua cho nó thức ăn, khi nó đói meo ở phi trường sau giờ diễn. Và kể cho nó nghe chuyện tình của anh (và của cả những người khác) trên những chuyến bay dài, hai anh em lại cười khúc khích với nhau. Rồi khi em từ giã sân khấu một cách đột ngột, Anh vẫn bên cạnh em, trìu mến, bao dung. Đến ngày nó lấy chồng, nó vẫn bắt Anh lo hết mọi chuyện.
Anh ơi, ngày Anh đi, thật khủng khiếp! Em không biết làm gì. Em có cho mình hàng trăm câu hỏi: “Rồi chị Bebe sẽ ra sao? Ai sẽ lo cho Bà? Chị Minh Phượng sẽ ra sao, khi bên chị không còn Anh, mỗi buổi sáng? Anh Trúc Hồ sẽ đau ghê lắm! Rồi Asia sẽ ra sao, SBTN sẽ ra sao, em sẽ ra sao…?”
Và rồi em chợt nhận ra, em đã quá ích kỷ! Em toàn lo mọi người sẽ ra sao mà không hề quan tâm đến anh đang thế nào? Em chỉ nghĩ đến cái đau của em khi mất, mà không nghĩ đến anh sẽ hạnh phúc hay khổ đau khi còn và mất. Em chỉ muốn anh còn để bình an, mà không hề nghĩ anh đi, anh sẽ bình an hơn. Giờ thì em tĩnh lại và hiểu ra, ngay chính lúc tim Anh ngừng đập là lúc Anh có một đời sống mới, đời sống cho riêng Anh. Cả đời, Anh đã sống cho gia đình, cho bằng hữu, cho khán thính giả, cho quê hương, đất nước! Cuối cùng, khi tim Anh ngừng đập, là lúc Anh được sống cho chính mình.
Anh an tâm mà sống nghe Anh, lần này phải sống chỉ-cho-mình-anh.
Và nó sẽ vẫn tiếp tục text cho Anh:
Cho anh xin số phone của Bố - 714...mà anh có còn yêu em không? - Đồ quỷ! - Anh ra sao rồi? - Anh chết rồi! - Chết rồi làm sao yêu em - Chết rồi vẫn còn yêu - Đồ quỷ!
Orchid Lâm Quỳnh

Từ trái qua: Trọng Nghĩa, Mộng Lan, Việt Dzũng (Hình: Trọng Nghĩa)

Tin Việt Dzũng đột ngột qua đời làm nhiều người choáng váng, bàng hoàng. Đồng nghiệp, bạn bè, anh chị em nghệ sĩ, và có thể rất nhiều thính giả của Radio Bolsa, có lẽ đều ở trong trạng thái bàng hoàng này, vào buổi sáng thứ sáu 20 tháng 12, lúc gần 11 giờ, khi anh Phú của đài Radio Bolsa loan báo tin nghệ sĩ Việt Dzũng đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 10 giờ 35 phút tại bệnh viện Fountain Valley, hưởng dương 55 tuổi, sau một cơn trụy tim.
Tôi vừa pha ly cà-phê buổi sáng xong, với tay vặn radio để nghe 103.5FM trước khi ngồi vào bàn ăn sáng, theo thói quen thường lệ. Nhưng hôm nay, không hiểu sao tự nhiên, có điều gì đó khiến tôi lại đổi qua làn sóng 106.3FM, và đúng lúc ấy, tôi nghe giọng anh Phú của Radio Bolsa đầy xúc động xác nhận tin Việt Dzũng đã qua đời. Lúc ấy, tôi cũng thật sự xúc động, có cảm giác như bị ngộp thở, và tim đập thật nhanh. Tôi tiếp tục nghe Radio Bolsa phát Việt Dzũng hát bài ca do chính anh sáng tác: “Một chút quà cho quê huong” thêm vài phút nữa, và chạy lên lầu cho Mộng Lan hay hung tin. Mộng Lan lúc ấy đang make-up để chuẩn bị đi làm ở Đài SET TV. Đến phiên Mộng Lan cũng bàng hoàng và xúc động trào dâng. Mộng Lan cứ tiếp tục hỏi tôi: “Có thật không anh? Trời ơi! Sao mau quá vậy?” Tôi cũng không biết trả lời thế nào, chỉ bật thêm cái Radio cho Mộng Lan nghe tin tức của Radio Bolsa…
Tôi quen Việt Dzũng từ khi còn sống bên Montreal, Canada, và có nhiều dịp sinh hoạt với Việt Dzũng và 1 số anh chị em khác như Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyệt Ánh, Đào Trường Phúc, Khúc Minh, Khúc Lan, Huỳnh Công Ánh, Vũ Dũng, Phan Ni Tấn, Tuấn Minh, Tuyết Mai, v…v…, khi còn sinh hoạt trong phong trào Hưng Ca. Cả nhóm đi hát chung trong nhiều năm, qua nhiều thành phố như Montreal, Toronto, Ottawa, San Diego, Houston, San Jose, Washington D.C. và ngay tại Nam Cali. Trong những lúc anh em Hưng Ca tập họp trước hay sau giờ trình diễn, Việt Dzũng hay bắt tôi chọc cười cả nhóm, vì tôi có cái biệt tài là “nhái giọng” và bắt chước điệu bộ người này, người kia, rất giống. Tôi nhớ Việt Dzũng đã đặt cho tôi biệt hiệu là “Cây hề Trọng Nghĩa, đến từ xứ lạnh tình nồng Canada!”…
Ngoài ra, lúc tôi rời Montreal, Canada qua Mỹ thử thời vận, Việt Dzũng đã viết 1 bài báo, đăng trên tuần san “Diễm” của nhà báo Trần Thị Diễm Phúc vào mùa hè năm 1988, để giới thiệu cuộn băng cassette đầu tay của tôi thực hiện tại Mỹ, mang chủ đề: “Mùa Thu Xa Em”, do trung tâm Diễm Xưa của chị Thái Xuân sản xuất và phát hành. Tôi có “nợ ân tình” sâu đậm với bài viết này của Việt Dzũng, vì đây là 1 bài viết dài 2 trang, và Việt Dzũng có cho tôi biết là anh đã bỏ rất nhiều tâm huyết và suy tư khi viết nó. Tôi vẫn còn giữ copy của tờ báo Diễm có đăng bài viết này, và hy vọng, nếu đủ duyên, sẽ có dịp cho đăng lại trên 1 tờ báo nào đó, để độc giả có thể thưởng ngoạn lại 1 lần nữa bài viết của Việt Dzũng…
Trong nhiều năm sau này, Việt Dzũng và vợ chồng chúng tôi chỉ thỉnh thoảng gặp nhau trong những buổi sinh hoạt văn nghệ, hay một vài lần đụng đầu nhau trước cửa Đài SBTN và Đài SET, và lần gặp nhau cuối cùng của vợ chồng tôi với Việt Dzũng, là chiều thứ Bảy 2 tháng 11, 2013 vừa qua, nhân dịp lễ Thôi Nôi ba đứa con của vợ chồng Đỗ Tân Khoa – Hồng Ngọc.
Mới cách đây có vài ngày, Hòa Thượng Thích Viên Lý còn gọi, mời tôi hát cho Đêm Giao Thừa 2014, sẽ được tổ chức tại chùa Điều Ngự. Thầy Viên Lý nói: “Anh Việt Dzũng phụ trách phần MC và mời ca sĩ, Trọng Nghĩa và Mộng Lan nhớ đến giúp cho Thầy một tay nha!”
Nay thì Việt Dzũng đã không còn nữa, để có thể làm MC cho bất cứ 1 chương trình văn nghệ hay gây quỹ nào, hay để có thể tiếp tục đưa tin, và thỉnh thoảng đùa vui trên làn sóng 106.3FM vào mỗi buổi sáng, như Dzũng đã từng làm từ mười mấy năm qua, hoặc để sáng tác những bài ca hay bài viết làm cả chế độ Cộng Sản phải nhức nhối, đau đầu… Cơn gió vô thường đã đến rước Dzũng đi, nhưng những gì tốt đẹp Dzũng đã thực hiện lúc còn sanh thời, tinh thần đấu tranh bất khuất, sẽ còn mãi đó, sẽ tồn tại lâu dài, và sẽ ở mãi trong tim những người thân, bạn bè đồng nghiệp, anh chị em nghệ sĩ, và những người thương mến cũng như ngưỡng mộ Dzũng…
Viết để nhớ về Việt Dzũng,
Stanton, đêm 23 tháng 12, 2013
Trọng Nghĩa

Từ trái qua: Việt Dzũng, Du Tử Lê, Trần Duy Đức, Tr. Th. Diễm Phúc (Hình: dutule.com)
Mới đây qua sự tiết lộ của anh Trần Duy Đức, Hạnh mới biết, ngày xưa “ông mai” Việt Dzũng đã cảnh cáo anh Đức: "Không được (xúc phạm) làm tổn thương chị Hạnh vì 'bản chất' nghệ sĩ của anh được"!
Nhờ lời "thú tội" của anh Đức, Hạnh càng thấy thương Việt Dzũng nhiều thêm. Đã sẵn sàng hi sinh tình anh em nếu anh Đức "xử tệ" với chị mình. Tấm lòng của một đứa em luôn sống hết lòng với tất cả những người chung quanh. Việt Dzũng đã nêu một tấm gương sáng rất cao quí. Người đã không quản ngại bất cứ một thử thách khó khăn nào, em đã hành xử một cách phi thường. Em đã sống vô cùng lạc quan và nay sứ mạng của em đã xong, để phần còn lại cho những ai chưa có dịp đóng góp cho đời hãy mạnh dạn nối bước của em mà đi tới. Vì đó là bổn phận chung của những ai có lòng với quê hương đất nước Việt Nam.
Nguyệt Hạnh

Việt Dzũng, Thu Đào (Hình: Thu Đào)
VIỆT DZŨNg ra đi….tôi bàng hoàng và không tin đó là sự thật khi chị Nguyệt Hạnh gọi và báo “Việt Dũng mất rồi mới nửa giờ…” lặng yên một giây và tôi đã òa khóc như đứa trẻ bị giật mất món đồ chơi quý của mình….và cứ thế tôi khóc khi nhớ hình ảnh những lần gặp nhau để bàn chuyện Đại Hội Phố Núi Pleiku, khi tại một quán ăn, khi tại một quán cà phê...Dù ở đâu thì Việt Dũng cũng không động đũa đến vì bị tiểu đường, những lần như thế tôi vẫn ái ngại cho bạn….Việt Dũng rất thông minh và tế nhị, luôn động viên tinh thần tôi mỗi khi nghe tôi lo lắng cho việc tổ chức, bạn luôn nói: “Có VD bên cạnh mà mấy chị lo cái gì!...”, mỗi lần Đại Hội, Việt Dzũng ghé vào tai tôi hỏi: “Chị Thu Đào vui không?” tôi luôn trả lời: “Có Việt Dũng giúp đỡ thì vui là chắc chắn…”, “Vậy thì bà chị nhớ tổ chức nữa nghe… đừng bỏ hội Pleiku nhé….cứ sợ hoài vậy em Pleiku!?….
Dũng ơi! Dũng nhắn nhủ Thu Đào đừng bỏ hội mà sao giờ này Dũng đã hội, bỏ Thu Đào, Giang Thanh…. Từ đây ai sẽ là người an ủi và động viên Thu Đào mỗi khi nản lòng….ai sẽ là người làm MC tâm đắc bên cạnh Cẩm Bình…Ai sẽ là người chọc phá nghịch ngợm nói những câu làm mọi người cười vui!!!
Hội Phố Núi mất đi một Việt Dzũng, người mà lần đầu tiên trên sân khấu, tự nhận mình là thành viên của Pleiku. Vì theo như Việt Dzũng cho biết, mình đã sinh ra ở Pleiku.
Hôm nay khi viết những giòng chữ này, tôi vẫn chưa nguôi nỗi buồn mất bạn. Những giọt nước mắt này dành cho sự tiếc nuối một người tài hoa, một người hết lòng với vận mệnh của đất nước đang còn trong sự cai trị bất công của độc đảng Cộng Sản, người đã tận tình động viên và cố vấn cho tôi trong những ngày tháng qua…
Việt Dzũng nằm đó nhắm mắt như người ngủ với giấc mơ nào đó, chắc rằng trong giấc mơ của bạn cũng là giấc mơ của Thu Đào và của bao người Việt khác là VIỆT NAM CÓ TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN ĐƯỢC TÔN TRỌNG.
Thu Đào

Từ trái: P.Đ. Bạch Tuyết, Hồng Vân, Việt Dzũng, Topaz, Ông bà Tuấn Minh (Hình: Hồng Vân)
Tôi không hề quen biết anh, chưa lần nào bắt tay chạm mặt, chưa hề trao đổi qua Internet. Nhưng tôi biết đến tên anh qua những bản nhạc tình quê hương đầm ấm mang khí thế đấu tranh, tôi đã từng xúc động khi nghe anh hát bài Bên Bờ Đại Dương(Nhạc và lời: Hoàng Trọng), lần đầu tiên nghe ở hải ngoại, sau 1975. Nghe giọng ca đầm ấm truyền cảm của anh qua bài Ngày Về(sáng tác: Hoàng Giác) hoặc bài Về Đây Nghe Emvới chị Nguyệt Ánh (sáng tác: Trần Quang Lộc).
Cho đến khi nhìn thấy anh hợp ca với các chị Phương Hồng Quế, Ngọc Đan Thanh trong chương trình Asia (Hùng Sử Ca Việt Nam) thì tôi thực sự có cảm tình với anh. Qua anh Việt Dzũng tôi biết đến một biểu tượng đấu tranh cho chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa mà tôi từng được giáo dục tốt đẹp trước khi rời VN sang Canada.
Ngày nay anh đã ra đi sớm để lại tiếc thương cho mọi người bạn thân thiết, riêng tôi, thấm nhuần tư tưởng giác ngộ của Nhà Phật, tôi biết anh ra đi sớm chính là để sửa soạn cho một thế hệ mai sau can trường và yêu nước nồng nàn. Tất cả vật chất thể xác con nguời sẽ tan rã theo thời gian trong vòng Luân Hồi (Thành, Trụ Hoại, Diệt) nhưng tinh thần yêu nước đấu tranh không mệt mỏi của anh Việt Dzũng sẽ còn lưu lại cho những người đi sau, không bao giờ lụi tàn.
Le Quoc Trinh, Canada
Đám cưới Việt Dzũng và Bebe Hoàng Anh (Hình: NHP)

Cám Ơn Anh
Chút quà cho quê hương
Một nụ cười thân thươngChợt nghe anh vĩnh biệtMẹ Việt Nam đau buồn
Chút quà cho quê hương
Tình anh khắp đại dươngHai tay đôi nạng gỗVẫn đi khắp mười phương
Cám ơn anh thật nhiều
Thao thức với tình yêuAi còn yêu đất nướcSẽ nhắc tên anh nhiều
Christmas . 2013
VAT

Bài thơ cho một người Việt Nam
Đêm Thánh Vô Cùng …
Lung linh ánh sáng, gió lạnh từng cơn.Nỗi buồn quạnh quẽ, với hạt châu rơi.Nghe tiếng chuông ngân … hồi chuông gọi mời.Tôi ngẩn ngơ … ngẩn ngơ … có ai gõ cửa?
Đêm Thánh Vô Cùng …
Chuông đêm đã rung, tận cùng nỗi nhớ.Kỷ niệm tuổi thơ,Một trời mộng mơ …Quyện cùng nỗi nhớ, tôi kẻ bơ vơ …À ơi , à ơi …Tiếng mẹ lời thơ,Câu Kinh Tỵ Nạn” À ơi , à ơi …Thiên thần xướng danh, Tôi đưa đôi tay, căng đầy mộng ước. Việt nam quê hương, cần tôi tiến bước.
Đêm Thánh Vô Cùng …
Lời ca đêm nay, không chuông không nhạc,Không sáo trúc reo, không đàn réo rắt.Nhưng nghe sầu lặng, trong trái tim côi …Tôi trong cõi hư, mà như cõi thật …
Đêm Thánh Vô Cùng …
Tiếng chuông đổ rung, thiên thần đi trước.Và tôi lặng bước, âm thầm cầu kinhViệt Nam … Việt Nam ơi …
Tuổi thơ trôi qua, con đường tôi bước,
Có tiếng gió rung, có tiếng gông cùm, Của dân tôi đó!Có tiếng kêu oan, tiếng khóc , tiếng than.Có đàn người sói, có búa có liềm, Và nơi tôi đó, muốn đến rồi đi …Khi chiều tan lạnh, ánh sáng lung linhThanh bình ca khúc Việt Nam, Việt Nam …Tự Do, ôi Tự Do!
Đêm Thánh Vô Cùng …
Tuyết rơi lung linh,Một đêm huyền ảo, một đêm tuyệt vời,Có người thắp nến,Ấm áp tháp chuông, Tôi cố đong đưa, hồi chuông réo gọi.Tôi, một người Việt nam, Đã vào Thiên xứ,Và bên kia đồi,Việt Nam, dân tôi …Đồng bào của tôi …À ơi, à ơi ….Bao giờ mới thấy, thanh bình nơi nơi …Làm chút quà cho quê hương,Của tôi !Một Người Việt Nam
Nguyệt Ngữ
Viết để tiễn biệt Việt Dũng

Nhạc Phẩm Chết Khô / Việt Dzũng

Video Chết Khô Việt Dzũng Vinh danh ca nhạc sĩ Việt Dzũng, người chiến sĩ đấu tranh không súng đạn cho Tự Do Dân Chủ Việt Nam * © Tạp ghi của Lê-Ngọc Châu Lời tác giả: Chúng ta trong hơn 10 ngày qua theo dõi tin tức trên báo chí, liên mạng đều có thể ghi nhận rằng đã có nhiều bài viết, emails và Video Clip đề cập đến một ca nhạc sĩ quen thuộc: Việt Dzũng. Sự ngưỡng mộ đối với Việt Dzũng rất nhiều, tuy nhiên cũng có một số ít vì lý do nào đó đã lên tiếng mỉa mai, chỉ trích. Nhân dịp đầu năm 2014, là người chưa một lần gặp Việt Dzũng tôi mạo muội viết bài tạp ghi này để bày tỏ sự kính trọng tinh thần dấn thân, miệt mài đấu tranh của anh Việt Dzũng, dưới nhãn quan của riêng tôi: "Cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng là một chiến sĩ chống cộng không có số quân và vũ khí" !. Có thể vì chủ quan qua nhận định, cá nhân người viết nếu vô tình đề cập đến vài dữ kiện tình cờ đụng chạm độc giả nào đó thì mong hoan hỷ cho vì đó không phải là chủ đích của bài tạp ghi này. Trân trọng cám ơn (LNC). * * * Ba ngày sau khi đi xa về thì nhận được hung tin từ diễn đàn chuyển đến :" Ca nhạc sĩ Việt Dzũng đã ra đi hôm 20. December 2013", vài ngày trước Noel. Tôi thật sự bàng hoàng xúc động dù chưa một lần hân hạnh được gặp ca nhạc sĩ Việt Dzũng, có chăng chỉ biết qua những bích chương quảng cáo hay trong vai trò MC của Trung Tâm Asia, Youtube! Để tưởng nhớ đến người ca nhạc sĩ đấu tranh mà hầu hết người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại đều nghe biết, một Đêm Tưởng Niệm và Vinh Danh Việt Dzũng ở miền Tây Nam của nước Mỹ, do Trúc Hồ và Nguyễn Khoa Diệu Quyên của đài truyền hình SBTN phụ trách, MC Nam Lộc huớng dẫn chương trình, gần như đã cô đọng được toàn bộ cuộc đời hoạt động cho tha nhân của ca nhạc sĩ Việt Dzũng. Rất tiếc là ở tận trời Âu xa xôi, nếu không thế nào tôi cũng tham dự để tiễn đưa Việt Dzũng (bắt đầu từ đây xin mạn phép được viết ngắn gọn VD hay cns_VD) lần cuối. Ngay sau khi tin ca nhạc sĩ Việt Dzũng bất ngờ qua đời được loan tải thì có vài người đã viết emails trên mạng " chỉ trích " Việt Dzũng này nọ. Tuy nhiên theo thiển ý họ đã quên rằng hay chưa tự hỏi thế thì so với VD họ đã làm được gì hơn Việt Dzũng trong quá khứ chưa hay chỉ dèm pha cho thỏa lòng vì không có bản lãnh như VD, một ca nhạc sĩ, một nhà truyền thông, một nhà báo mà vũ khí chỉ là lời ca, tiếng hát, chuyển đạt tư tưởng chống chủ nghĩa cộng sản, kết án nội thù và hô hào chống ngọai xâm từ phương Bắc ?. Đừng quên rằng cuộc chiến hôm nay của người Việt tỵ nạn cộng sản chống cộng sản hiện tại không phải bằng vũ khí, bom đạn mà bằng "chính trị và vũ khí căn bản của chúng ta sau 30.04.1975 là truyền thông, báo chí, là những bản nhạc đấu tranh mục đích động viên đồng hương tỵ nạn, duy trì tinh thần chống cộng ". Việt Dzũng là một nghệ sĩ đa tài trong số không nhiều lắm những ca nhạc sĩ tại hải ngoại trên lãnh vực quảng bá, hun đúc tinh thần chống cộng. Ai từng làm truyền thông, viết báo với khuynh hướng trên đều bị Việt Gian và tay sai trù đập. Cá nhân người viết nhận thấy VD (còn khá trẻ so với tôi!) ít ồn ào. Có thể nói VD là một nghệ sĩ hiền lành, nhỏ nhẹ, tận tụy với mọi người và nghề nghiệp. Cái nghệ sĩ tính đó, từ Việt Dzũng, tuôn chảy thành những ca khúc trữ tình thật đẹp, hoặc hàm chứa đầy đấu tranh tính được thể hiện trọn vẹn qua nhiều tác phẩm tràn đầy xúc cảm, với những lời nhạc nhẹ nhàng chải chuốt trong tiếc thương, nhưng không kém phần cứng rắng về nội dung. Khi sống, Việt Dzũng đúng là một nghệ sĩ tài hoa và sau khi Chết, Việt Dzũng đã được Tiếc Thương Như Một Anh Hùng. Theo tin trên Internet và báo chí tôi nghĩ rằng trong Đêm Tưởng Niệm Việt Dzũng rõ ràng không phải là vô cớ, hoặc cũng không phải vì tình cảm, và có lẽ lại càng không phải vì một giây phút bốc đồng khi mà hầu hết các nhân vật cầm đầu hành chánh, dân cử cấp liên bang, tiểu bang cũng như của một thành phố quan trọng vào bậc nhất tiểu bang California, phù trú và đông đúc lại đến tham dự Đêm Tưởng Niệm Và Vinh Danh ca nhạc sĩ Việt Dzũng với những lời phát biểu bày tỏ lòng ngưỡng mộ, thương yêu Việt Dzũng, kèm theo lá Quốc Kỳ, ngoài Bảng Tuyên Dương, Tưởng Niệm, Vinh Danh của họ trao cho thân mẫu và hiền thê của VD. Chưa hết, rất nhiều Hội Đoàn, Tổ Chức, Đoàn Thể của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn ở khắp nơi, trong và ngoài nước Mỹ, thay nhau phát biểu cảm tưởng về Việt Dũng. Nghẹn ngào có, nước mắt có, cảm phục cũng có, và không thiếu yêu thương. Ngay cả ở Úc, Pháp ...cũng tổ chức những buổi tưởng niệm Việt Dzũng. Nói chung, VD được đa số ngưỡng mộ, gồm cả Mỹ lẫn Việt, suy niệm anh là một người có nhiều tâm huyết, nhiều công lao phục vụ cộng đồng, đất nước, dân tộc, không chỉ là Việt Nam, mà còn cả trên quê hương thứ hai của anh là Hoa Kỳ. Chừng đó đủ chứng minh cảm tình khán thính giả, đồng nghiệp và ca sĩ dành riêng cho ca nhạc sĩ Việt Dzũng! Chứng kiến những sự kiện trên khi xem hình ảnh Đêm Tưởng Niệm qua các Youtube dược phổ biến, khách quan mà nói phải nhìn thấy một điều :"Việt Dzũng vụt sáng lên như một nhân vật tầm cỡ, tuy là một ca nhạc sĩ nhưng với kích thước của một anh hùng không vũ khí trong tay. Một người chống cộng kiên trì, đầy tính vương đạo, xả thân cho đời, cho người, nhưng chẳng mong một đền đáp. Tiếc thay ca nhạc sĩ Việt Dzũng đã giã từ chúng ta khi tuổi đời còn quá trẻ, mới vừa 55 tuổi!. Ai đã từng nghe bài hát "Lời Kinh Đêm" thì cũng phải công nhận lời hát lột tả tuyệt vời, chuyển tải cái thông điệp đầy bi thương ai oán, đầy thống của những người Việt tỵ nạn nhỏ bé, trên những con thuyền mong manh, chồng chềnh trong bão tố, tương lai mịt mờ. Những người Miền Nam sau 30.04.1975 liều chết, đặt cả sinh mạng mình trong những cuộc vượt biển hãi hùng chỉ vì hai chữ “Tự Do”, vì không chấp nhận chế độ cộng sản tàn ác, gian manh nên đành phải quay lưng lại với quê hương, bỏ nước ra đi. Thông Điệp đó, Việt Dzũng không chỉ nói lên cho những người vượt biển tìm Tự do còn sống sót, mà anh còn nói hộ cho cả những người đã chết, những người không còn cơ hội nào để thông báo những khổ đau, oan khuất của họ đã trải qua sau ngày 30-4-1975, khi tận mắt nhìn thấy cộng sản Bắc Việt lừa dối người dân miền Nam, đẩy họ đi vùng kinh tế mới, lừa dối Quân Cán Chính vào những trại tù ngụy danh là "Trại cải tạo" mà đã có bao nhiêu người ra đi không có ngày trở về ! Riêng nhạc phẩm "Một Chút Quà Quê Hương" có lẽ là bức thông điệp buồn đau của đất nước, của con người Việt Nam từ đó đến nay, đã được Việt Dzũng góp cùng những nhà Sử học chân chính ghi lại đầy đủ một thời đại của Việt Nam dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghiã. Và Việt Dzũng không chỉ là người gửi thông điệp cho lịch sử bằng miệng mà anh còn đấu tranh miệt mài để làm sao, người người bừng tỉnh, phá cho tan cái “huyền thoại cộng sản” đó đi. Chắc có người sẽ nói là tôi muốn đánh bóng mình qua bài tạp ghi này, nhưng mặc kệ. Nhân đề cập đến bản nhạc "Một Chút Quà Quê Hương" của ns_VD cho tôi được mở ngoặc ở đây chút xíu. Đối với csVN, gia đình tôi thuộc diện "ngụy" đã gặp nhiều khó khăn nên tôi rất thích bài hát này khi được nghe vào thập niên 90. Lý do đơn giản nội dung bài hát phản ảnh khá nhiều hoàn cảnh của tôi vào cuối thập niên 90, trong những năm sau 30.04.1975.. Lời hát chất chứa đầy thương yêu: Gửi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương giống như cảnh "hoang lạnh với sương mù sớm mai" mà gia đình chị tôi đã trải qua trong những tháng năm đi vùng kinh tế mới, khác xa với thành phố nhỏ chúng tôi từng sinh sống. Tương tự, tôi may mắn đi trước nên cũng cố gắng với khả năng mình, tuy không đúng nhưng VD cất cao tiếng hát : Gửi về cho em chiếc nhẫn yêu thương Em bán cho đời tìm đường vượt biên nhưng bằng một phương thức khác đã tạo cơ hội cho em út tôi vượt biển tìm Tự Do và tạ ơn trời là đàn em, cháu của tôi may mắn sống sót, lần lượt đều đến được bờ Tự Do. Lời nhạc sau đây làm tôi xúc động nhiều nhất và rất ưa chuộng vì phản ảnh rõ nét đối với cuộc sống tù tội của Ba tôi sau tháng Tư đen 1975 vì chính tôi là người đã gởi liên tục trong vài năm nhiều loại thuốc- (khác điều không phải là những viên thuốc ngủ như VD viết!) - chỉ mua được ở nơi tôi đang sống cho ba tôi trị bịnh khi đang ở trong tù: Con gửi về cho cha vài viên thuốc ngủ Cha ru cuộc đời trong tử tù chung thân ! Để rồi cuối cùng Ba tôi không qua khỏi cơn bạo bệnh và vĩnh viễn ra đi. Tôi nghĩ nếu miền Nam đừng mất thì cơn bệnh của Ba tôi hay nhiều người khác chắc chắn chửa trị được vì nền y tế, bệnh viện của Việt Nam Cộng Hòa khá tân tiến với đầy đủ thuốc men, có nhiều bác sĩ giỏi và bệnh nhân được chăm sóc kỹ lưỡng. Để tưởng nhớ đến ca nhạc sĩ Việt Dzũng, xin giới thiệu cùng quý độc giả Link của bài hát Một Chút Quà Quê Hương do chính tác giả trình bày: http://www.caulacbotinhnghesi.net/index.php?option=com_content&view=article&id=1755:mot-chut-qua-cho-que-huong-viet-dzung&catid=88:nhac-que-huong&Itemid=337 Một Chút Quà Cho Quê Hương - Việt Dzũng Trở lại với chủ đề Việt Dzũng. Cùng với nữ ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, tác giả bản nhạc "Em Vẫn Mơ Một Ngày Về", Việt Dũng và Nguyệt Ánh thuộc Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thêm lần nữa viết và gửi đi thông điệp cho tương lai. Thông điệp của nhạc phẩm " Em Vẫn Mơ Một Ngày Về " đã làm rơi lệ biết bao NVTNcs, khi nhìn hai cô bé Cát Linh, Hồng Diễm và cả ngay Nguyệt Ánh, truyền tải bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh. Ôi! Những thông điệp kể trên từ " Lời Kinh Đêm" hay "Một Chút Quà Quê Hương" hoặc "Em Vẫn Mơ Một Ngày Về" tuy hiền hòa nhưng tràn đầy sức sống, tuy giản dị mà nội dung làm ấm lòng biết bao nhiêu NVTNcs khắp năm châu. Một thông điệp bằng lời nhạc dịu dàng nhưng mãnh liệt, trong một hoàn cảnh thất vọng nhưng chất chứa tràn đầy hy vọng. Ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh thì tôi hân hạnh đã gặp, nói chuyện qua phôn cũng như quen biết vài anh chị em trong Phong trào Hưng Ca VN. Riêng Việt Dũng tôi chưa có cơ hội gặp mặt. Tuy nhiên vì quen với chị ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh nên đã có lần tôi cũng trao đổi emails với VD. Công tâm mà nói dựa theo emails nhận được thì những lời khen đánh giá VD hiền lành, dễ mến, không cao ngạo dù nổi tiếng chẳng phải ngoa đâu! Có lần, VD đã viết cho tôi (cho dựa hơi, khoe tí) khi biết tôi ủng hộ PTHCVN là anh cần gì cứ nói, nếu có thể em sẵn sàng phụ giúp và gởi sang. Vài người bạn từng quen biết với ca sĩ Nguyệt Ánh, Tuấn Minh hay Tuyết Mai và tôi đã có ý định mời Việt Dzũng cùng PTHCVN sang xứ tôi để trình diễn mục đích khơi động thêm tinh thần đấu tranh của NVNTcs nhưng ý nguyện chưa thực hiện được thì nay VD đã sớm giã từ chúng tôi vĩnh viễn ra đi. Một kỷ niệm nhỏ khác cho tôi dược ghi ra để chứng minh VD rất tế nhị. Có lần tôi gởi điện thư giới thiệu một nhạc phẩm rất tài tử do tôi (101% không phải là nhạc sĩ) biên soạn sau thời gian ngắn tự học mò thì VD cho biết chuyển đến SBTN; có thể VD thấy nội dung bản nhạc có tên " Sao Đành Ngoảnh Mặt Làm Ngơ " của tôi cũng mang đấu tranh tính nên VD chuyển đến SBTN cho dù nó nằm đâu đó rồi !. Điều này không quan trọng vì tôi chỉ là vô danh tiểu tốt, quan trọng là VD có lòng muốn giúp giới thiệu "tân binh soạn nhạc" như tôi! Có vài người - không nhiều -đã viết emails kết án trên mạng là VD "không đáng tin cậy", và chắc chắn có người cũng sẽ hỏi, ôi thôi toàn là những lời ca, VD chỉ là ca nhạc sĩ có gì mà xưng tụng ồn ào như vậy?. Hỏi thế thì tôi là người thuộc gia đình mà cộng sản liệt kê là "gia đình ngụy", có thân nhân đã từng xông pha lửa đạn trước kia, vốn biết rõ tuy cầm sung chiến đấu gian nan, nguy hiểm, khó khăn bao nhiêu truớc kia, nhưng trả lời rằng bây giờ tình thế hoàn toàn khác xưa. Cuộc chiến hiện tại chưa/không phải là cuộc chiến bằng bom đạn như trong quá khứ, tính cho đến ngày 30.04.1975. Nếu so với Việt Dzũng, một chiến sĩ đấu tranh cho Tự Do, cho Dân Chủ, Nhân Quyền cho VN trên mặt trận không súng đạn, không bắn chết nhau hôm nay, thì cá nhân tôi chỉ là con số không to tướng. Những kẻ chê bai VD tôi không dám thẩm định về trình độ lẫn tư cách của họ tuy nhiên nếu ai đã từng va chạm sự thật thì mới biết chân giá trị của những việc mà Việt Dzũng đã làm. Theo thiển ý, VD chẳng phải là ít gặp khó khăn trên lãnh vực dùng lời ca, tiếng hát và truyền thông để góp lửa đấu tranh, mà sự thật có khi còn hơn thế nữa vì csVN rất sợ "sức mạnh truyền thông"!. Đâu phải ai cũng tìm được lời nhạc nung nấu tinh thần đấu tranh, đâu phải ai cũng soạn ra những bản nhạc hùng, kích thích lòng người. Không tin những ai hay chỉ trích, mỉa mai cứ thử thực hiện đi rồi sẽ biết. Chỉ trích ai cũng có thể nhưng khi "đụng trận" mới rõ là chính ta chưa đủ khả năng để làm được như nhạc sĩ Việt Dũng (hay Anh Bằng, Nguyệt Ánh ..v..v...). Chúng ta đừng quên, cộng sản DDR đã làm khó dễ, tống giam nhiều nhà văn, nhà báo, ca nhạc sĩ tuy không có súng đạn trong tay nhưng cộng sản Đông Đức sợ ngòi bút, sợ những bản nhạc đấu tranh hay kêu gọi xuống đường đòi quyền sống, đòi Tự Do Dân Chủ của những người Đông Đức ra mặt chống đối chế độ cộng sản trị trước khi DDR sụp đổ . Và câu hỏi thử đặt ra, tại sao những kẻ này lại im lặng không dám chống cách triệt để đám văn công hay nhạc nô ca ngợi chế độ cộng sản VN đương thời công khai hoạt động ở hải ngoại ??? Đừng quên rằng gần đây, nhiều nhà độc tài phải ra đi qua những bài báo, nhiều ông Tổng Thống, Bộ trưởng từ chức hay thân bại danh liệt cũng bởi "loại vũ khí không súng đạn này, bằng một ngòi bút" và cũng đừng quên chính nhờ hệ thống truyền thông, truyền hình, kỹ thuật thông tin nhanh chóng hiện tại mà những nhà đấu tranh đòi quyền sống, đòi Tự Do Dân Chủ ở Phi Châu, Trung Đông ...đã kêu gọi và tổ chức những cuộc biểu tình rầm rộ đưa đến sự sụp đổ của các nhà độc tài đảng trị như Ben Ali, Mubarak hay Gaddafi. Thay lời kết: Là một phó thường dân tôi chỉ đề nghị những ai dù không thích ca nhạc sĩ Việt Dzũng với bất cứ lý do nào hãy để cho hương linh người quá cố được yên nghỉ. Nếu ai đó cho rằng hơn VD trên khía cạnh chống cộng mà vũ khí là lời ca tiếng hát, phương tiện truyền thông ... nói riêng thì hãy chứng minh bằng hành động. Nếu làm hay hơn, giỏi hơn VD thì tự động tha nhân sẽ biết và ngưỡng mộ. Không cần sử dụng những hạ sách. Xin hãy bình tâm nhìn hình ảnh buổi tang lễ, hãy lắng nghe những lời phát biểu, hãy bỏ vài phút giây nhìn những giòng lệ chảy dài trên má của khán thính giả ái mộ ca nhạc sĩ Việt Dzũng hầu từ đó xác định lại thế đứng của mình và cũng nên tự hỏi rằng: khi ta chết có được như vậy hay không và tại sao?. Cá nhân người viết nếu so sánh thì thật sự thua xa và không bao giờ chiếm được sự ngưỡng mộ của mọi người như Việt Dzũng nên chỉ biết trân trọng sự vinh danh của người Việt nói chung dành riêng cho ca nhạc sĩ Việt Dzũng. Với tôi, Khi sống, Việt Dzũng đã sống đúng với tư cách của một Nghệ Sĩ. Và sau khi Chết, Việt Dzũng được tiếc thương như một Anh Hùng. Tục ngữ Việt Nam vốn có câu: "Hùm chết để da, người ta chết để tiếng !" Ai muốn tiếng tốt, được sự ngưỡng mộ, tiếc thương giống như cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng thì đề nghị hãy cố gắng làm việc, hy sinh tận tụy như Việt Dzũng đi, thay vì chỉ trích bâng quơ! * © Tạp ghi của Lê-Ngọc Châu (NamĐức, đầu năm 2014, chiều ngày 01.01.2014)

Tuesday, January 7, 2014

Việt Dzũng ngày còn là Sói con trong Đoàn Hướng Đạo Khuyết Tật - Đạo Bến Nghé

Việt Dzũng khi còn là Sói con tôi liên tưởng đến Liên đoàn TÌNH THƯƠNG của ĐẠO BẾN NGHÉ vào những năm 1962 - 1970 có ẤU ĐOÀN TÌNH THƯƠNG do AKELA NGUYỄN THI NGỌC YẾN làm Bầy Trưỡng Ấu đoàn sinh hoạt tại Trường LA SAN ĐỨC MINH (Sau nhà thờ TÂN ĐỊNH) và hình ảnh nầy là 1 trong những ảnh sinh hoạt của Liên đoàn TÌNH THƯƠNG mà VIỆT DZŨNG là Sói con của Ấu đoàn nầy




Nhạc Phẩm Chiến Sĩ Vô Danh / Nguyệt Ánh, Việt Dzũng và đồng bào Nam California trong cuộc Biểu Tình Trần Văn Trường







Tình và Lý
Tạp ghi Huy Phương
 
Cuối tháng 12, 1998, Trần Trường, chủ tiệm Hi-Tek, sang băng phim truyện trên đường Bolsa, California, treo cờ Việt Cộng và ảnh Hồ Chí Minh trong tiệm của y, tại phố Bolsa, quận Cam, California.

Cậy mình đang ở trên một xứ sở tự do, theo tu chính án số I của Hiến Pháp Hoa Kỳ, Trần Trường cũng như mọi công dân Hoa Kỳ được bảo vệ quyền tự do phát biểu, không ai có quyền bắt Trần Trường phải tháo gỡ ảnh và cờ của y xuống. Người ta nói y khùng, vì chính lá cờ và bản mặt này, mà y đã bỏ nhà cửa, mồ mả ông cha vượt biên đến Mỹ, bây giờ đến một lúc mà y nghĩ có quyền tự do của một công dân Mỹ, y nghĩ có quyền làm những việc y thích. Trần Trường được sự bênh vực của các luật sư Mỹ trong hội ACLU, được cảnh sát bảo vệ tối đa.
Y tin tưởng vào lý, nhưng về tình, Trần Trường đã xát muối lên vết thương của đồng bào, gây sự phẫn nộ cho hàng nghìn người Việt tỵ nạn cộng sản, tập trung đến khu phố này, để biểu dương thái độ chống hành động thách thức của một thành viên trong cộng đồng. Y có quyền tự do phát biểu thì đồng bào ở đây cũng có quyền bày tỏ thái độ của mình. Từ ngày 19 tháng 1, 1999, mỗi ngày có hằng trăm người tập trung trước cửa tiệm để biểu tình chống đối và đòi Trần Trường phải hạ cờ và ảnh Hồ. Không ai dùng quyền và lý để phô trương hình ảnh Hitler trong cộng đồng Do Thái mà ruột thịt của họ đã chết trong lò thiêu của Ðức Quốc Xã, cũng như Pol Pot đối với tập thể người Kampuchea sống sót sau thảm kịch Kmer Ðỏ. Chuyện treo ảnh và cờ đỏ có thể là chuyện nhỏ trong một thế giới lớn, nhưng là cái gai nhọn đâm vào con mắt người tị nạn phải nhổ đi.
Cao điểm nhất là vào tối ngày 20 tháng 2, 1999, theo lời kêu gọi của báo chí truyền thông Việt Nam hàng nghìn người Việt Nam đã tập họp tại khu phố Hi-Tek này, mang theo cờ và biểu ngữ đả đảo cộng sản, hát nhạc tranh đấu, lên án thái độ của Trần Trường và đả đảo chế độ cộng sản. Cảnh sát Westminster đã huy động hằng trăm cảnh sát với chó nghiệp vụ, vũ khí, xe chữa lửa, sẵn sàng đương đầu với người biểu tình.
Cuối cùng, cuộc tranh đấu ôn hòa nhưng quyết liệt, ròng rã trong 53 ngày đêm của đồng bào Nam California, được sự đồng tình chi viện của nhiều nơi, đã đưa đến thắng lợi. Ðể tránh sự giao động bất an, mất trật tự thành phố, trong bóng tối, đã có người gỡ ảnh và cờ trong tiệm Hi-Tek xuống đem đi và Trần Trường đối diện với luật pháp vì tội danh sang băng lậu.
Hiện nay vì nhu cầu đổi không khí, trong nước thèm nhạc vàng, và vì thù lao cao gấp nhiều lần, ca sĩ hải ngoại đua nhau về trình diễn trong nước càng ngày càng đông, và đôi khi vì muốn lấy lòng các cơ quan chính quyền trong nước, đám ca sĩ này thường tuyên bố với báo chí và truyền thông những lời tâng bốc, ca tụng rất sống sượng. Ca sĩ có quyền về hát ở trong nước, họ cũng có quyền tuyên bố vung vít như vậy, kể cả phủ nhận những tình cảm và sự vinh danh của hải ngoại đã dành cho họ, nuôi họ từ ngày chân ướt chân ráo bước chân lên mảnh đất tự do. Bây giờ đã đến lúc “trắng da dài tóc,” lại sắp qua thời son trẻ, nên vội vàng tranh thủ đi Việt Nam kiếm tiền. Nhưng nói về tình, trong một đất nước bất công đang xẩy ra hằng ngày, những nhà tranh đấu đang bị giam cầm, tù đày, các ca sĩ lại là những người tỵ nạn đã bỏ đất nước ra đi, nay lại quay về nhởn nhơ như bầy “thương nữ hát khúc Hậu Ðình Hoa,” nên lấy tấm gương Việt Khang mà tìm lại chút lòng liêm sỉ. Và cũng đừng nên “qua sông phụ sóng,” xem thường khán giả hải ngoại đã nuôi họ những ngày đầu khó khăn, như lời tuyên bố “ca sĩ về Việt Nam là vì họ cần khán giả.” Như vậy phải chăng người ta đánh giá hải ngoại toàn “tai trâu!”
Ngay những ca sĩ khi về trình diễn Việt Nam mặc trang phục hở hang, quê mùa, thiếu thẩm mỹ, tưởng như vậy là độc đáo, ăn khách, đã bị chính báo chí trong nước lên án, chê bai, đến nỗi phải cúi đầu chịu nhục xin lỗi. Về tình, cũng là cái nhục chung cho hải ngoại, khi người trong nước có cái nhìn “cá mè một lứa,” vì những người này lại trở về ca hát, nhún nhẩy trên sân khấu hải ngoại!
Chúng tôi cũng biết rằng ngày 3/2, 2/9, 30/4... không phải là ngày riêng của ai, cho nên ai muốn nghĩ gì thì cứ nghĩ, ai muốn làm gì thì làm. Nhưng không lẽ khi nhà hàng xóm có ông bố vừa mới mất mà chúng ta rước ban nhạc về nhà ca hát suốt đêm. Về lý không ai cấm đoán, nhưng về tình, sao nỡ nào muối mặt đi làm những chuyện như vậy.
Ðối với miền Nam, biến cố 30 tháng 4, 1975 là ngày “mất nước,” “đứt phim,” “tan hàng,” “ngày quốc hận,” tháng 4 là “Tháng Tư Ðen,” một thời điểm ô nhục, mang nỗi đau của người lưu vong phải sống xa quê hương, nhưng cũng có người không quan tâm, nếu ngày đó không mang dấu ấn gì, phải chăng họ và gia đình ở trong số “một triệu người vui,” có sá gì đến chuyện bên cạnh đó, có “một triệu người buồn!”
Tại Nam Cali, các vị dân cử đại diện cho những địa hạt có nhiều cử tri Việt Nam đã là đồng tác giả nghị quyết “Tuần Tưởng Niệm Tháng Tư Ðen.” Nghị quyết được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của 66 đồng viện và được thông qua với tỷ số 100% tại Hạ Viện California ngày 16 tháng 4, 2012 với mục đích: “Mong muốn được chia sẻ nỗi đau buồn với dân tộc Việt Nam và vinh danh các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam trong Tuần Tháng Tư Ðen.” Người Mỹ kêu gọi dành thời gian 30 tháng 4 để tưởng nhớ những người đã hy sinh, thông cảm nỗi đau buồn của chúng ta, trong khi chúng ta, những người đã là nạn nhân của ngày 30 tháng 4, có thể nào cho rằng tôi không cần biết ngày này, tôi muốn đi đâu, làm gì thì làm.
Trong tình nghĩa, người Việt chúng ta đâu có thể coi ngày 30 tháng 4 cũng như mọi ngày, một ngày cuối tuần, một ngày lễ, một ngày để vui chơi, hội hè, một ngày thuận lợi để kiếm khách, đàn ca hát xướng theo sở thích riêng của mình? Ðem mục đích chính trị đặt cho một buổi trình diễn văn nghệ như thế theo tôi là hơi cao, vì sao chúng ta không nghĩ chẳng qua lý do là bởi đồng tiền, mà mỗi khi đã vì tiền, người ta có thể quên tất cả.
Trong luật giao thông của DMV, vấn đề an toàn quan trọng hơn là quyền ưu tiên khi lái xe, mặc dầu quyền ưu tiên thuộc về pháp lý.
Và không phải lúc nào chúng ta cũng hãnh tiến, lấy lý sự ra mà đương đầu, đối đáp, nhiều lúc phải xử sự, lấy tình nghĩa ra mà ăn ở với nhau. Những chuyện chúng ta lấy làm vui, cho là phải, chúng ta có quyền làm, nhưng nếu làm cho người khác bị tổn thương, đau xót thì sao? Ðến một lúc nào đó, người ta sống không phải vì tiền, cũng không phải vì danh vọng, nhưng sống sao cho thuận với lòng người, không thẹn với lương tâm, không phản bội những người đã chết, sống sao cho được là người tử tế, không phải để thỏa mãn lòng tự ái nhất thời, cho dư luận chỉ là lời gió thoảng. Lắng nghe dư luận không phải là có đầu óc nô lệ, mà là có tri thức. Ông Âu Dương Tu, đời Tống cho rằng, trong đạo làm người, bỏ ngoài tai lời thiên hạ, khinh thường mà không suy xét, thì trăm việc đều hư, mà đưa đến sự tan vỡ!
Tình và lý như chuyện những đứa con bất hiếu, bỏ bê cha mẹ, không xã hội nào lấy luật pháp, lý lẽ ra mà trừng phạt, cũng không thể dùng xe bắt chó mà xử lý, nhưng về tình nghĩa, đạo lý, dư luận có quyền lên án hay không?